1. Răng móm là gì?
Răng móm là ngôn ngữ phổ thông để chỉ tình trạng một người có hàm dưới đưa ra trước so với hàm trên, răng cửa hàm dưới ra trước so với răng cửa hàm trên.
Răng móm có thể gặp từ rất nhỏ, ở hàm răng sữa và nếu không được điều trị, sẽ tiếp tục nặng lên ở các lứa tuổi thiếu niên và trưởng thành, gây ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý cũng như gây khó khăn cho điều trị.
Các tình trạng răng móm khác nhau
2. Nguyên nhân gây Răng móm
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm, hay gặp nhất là nguyên nhân do di truyền. Khi trong gia đình có ông/bà hay bố/mẹ có tình trạng móm, con cái có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này.
Nguyên nhân do thói quen xấu như tật trượt hàm dưới ra trước, lưỡi to, đẩy lưỡi cũng góp phần làm xuất hiện hoặc nặng tình trạng móm. Các thói quen xấu này cần được bác sĩ chuyên khoa phát hiện và điều chỉnh sớm ngay khi trẻ còn nhỏ.
Thói quen xấu đẩy lưỡi gây móm và khí cụ tập lưỡi
3. Điều trị Răng móm
– Điều trị Răng móm đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm điều trị và mức độ nặng của tình trạng móm.
– Ở tuổi nhỏ, trẻ em còn đang tăng trưởng, việc điều trị sẽ ưu tiên loại bỏ thói quen xấu (như đẩy lưỡi, thở miệng) và dùng khí cụ chỉnh hình xương để kéo xương hàm trên ra trước, làm hạn chế hàm dưới phát triển ra trước và và xoay xương hàm dưới ra sau. Các khí cụ điều trị này cần do bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh.
Khí cụ chỉnh hình Facemask để kéo xương hàm trên ra trước
– Ở tuổi trưởng thành, điều trị móm có thể bằng phương pháp nắn chỉnh răng với các trường hợp nhẹ hoặc vừa.
Nắn chỉnh răng với khí cụ cố định điều chỉnh móm ở hàm răng vĩnh viễn
Các trường hợp nặng ở tuổi trưởng thành đôi khi cần điều trị nắn chỉnh răng kết hợp phẫu thuật.
Nắn chỉnh răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hình xương để điều tri tình trạng móm nặng ở hàm người trưởng thành.